Thứ Năm, 28 tháng 1, 2010

“Đạo báo” – Sự không bình thường của báo chí Việt Nam

Thông tin đầy rẫy trên mạng làm khiến phóng viên trở nên thụ động là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng đạo báo phổ biến hiện nay.

ICTnews – Sức ép đưa tin nhanh nhất, sự lười biếng, thụ động của phóng viên, sự phổ biến của Internet, kiểm soát nội bộ kém… giúp nạn “đạo báo” hoành hành trong làng báo chí Việt Nam hiện nay.

Ngày 28/2/2009, tại Hà Nội, Bộ TT&TT phối hợp với Đại sứ quán Thụy Điển tổ chức Triển lãm “Tiếp cận báo chí hiện đại”, một nội dung trong sự kiện Tổng kết dự án “Đào tạo nâng cao báo chí Việt Nam giai đoạn 2 (2004-2009)”.

Sau 5 năm, Dự án đã bồi dưỡng nghiệp vụ cho gần 3.000 lượt nhà báo ở các loại hình báo chí về quản lý, kỹ năng báo chí, cách thức thể hiện nội dung thông tin, tiếp cận vấn đề của phóng viên… Dự án cũng tổ chức các hội thảo bàn về các vấn đề đạo đức báo chí.

Bên lề Triển lãm, nhiều chuyên gia, lãnh đạo cơ quan báo chí đã lên tiếng về vấn đề nổi cộm của đạo đức báo chí hiện nay là nạn các báo xào xáo lại thông tin của nhau, hay còn gọi là “đạo báo”. Trong giới báo chí còn lưu truyền có báo điện tử thậm chí có khẩu hiệu “biến cái của người khác thành của mình”.

Bà Vũ Ngọc Dung, Tổng biên tập báo Đất Việt nói mức độ “đạo báo” hiện nay cao hơn rất nhiều so với trước và “đây thực sự là vấn nạn”. Nguyên nhân “đạo báo” theo bà Dung có nhiều, do sức ép thông tin, thời gian và không loại trừ khả năng do bản thân phóng viên lười biếng trong lúc họ chỉ cần vào mạng là có thể tìm thấy rất nhiều thông tin. Cũng có một nguyên nhân nữa mà bà Dung cho là nhiều khi báo bị "oan gia" do cộng tác viên. Cộng tác viên gửi bài cho nhiều báo một lúc, và báo nào đăng sau đương nhiên bị mang tiếng.

Báo Đất Việt có một bộ phận thư ký kiểm soát nội dung, trước khi đăng bài viết phải vào mạng tìm kiếm xem có sự trùng lặp thông tin không. “Lắm lúc thư ký rất khó làm việc vì bài nào cũng đi search rất là khó làm”, bà Dung nói.

Chính vì thế, giải quyết tình trạng này, bà Vũ Ngọc Dung cho rằng trước hết phải giáo dục phóng viên để họ thực sự có ý thức thương hiệu, trách nhiệm của nhà báo, đồng thời lãnh đạo báo phải nghiêm khắc. Ngoài ra, không bao giờ nên sử dụng bài cộng tác viên làm bài "đinh" của một số báo.

Bà Vũ Ngọc Dung cho biết báo Đất Việt rất nghiêm khắc với vấn đề này, ngoài hệ thống kiểm soát chặt chẽ, lãnh đạo báo cũng kiên quyết không đăng những bài có ‘mùi’ xào xáo. Vấn đề ở chỗ, báo có thể kiểm soát được nội bộ nhưng các báo khác thì ngoài tầm với.

“Có lẽ Cục Báo chí nên đứng ra giải quyết… Làm sao để giữa các báo là hợp tác chứ không phải đối đầu, đối thủ, kéo nhau ra tòa”, bà Dung nói.

Nhưng quan điểm của cơ quan quản lý trong vấn đề này là trước hết các báo cần phải lên tiếng bảo vệ bản quyền của mình.

“Bản thân chính các báo phải lên tiếng, cơ quan quản lý mới có cơ sở để vào cuộc”, ông Hoàng Hữu Lượng, Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ TT&TT) nói. “Chứ im lặng [là] rất khó. Không nên nể nang. Đã đến lúc xã hội phải minh bạch, rõ ràng”.

Ông Lượng cũng công nhận một thực tế có chuyện báo điện tử biên tập lại tin, bài của báo in biến thành của mình và đang có những nhóm phóng viên của các báo ‘hợp tác’ chia sẻ thông tin với nhau – điều mà ông cho là rất nguy hiểm vì phóng viên không chứng kiến sự việc và không trực tiếp kiểm chứng thông tin. Tuy nhiên, theo ông khi tính chuyên nghiệp của báo chí tăng lên thì tình trạng này sẽ bớt đi.

Là nhà báo, từng tu nghiệp báo chí ở nước ngoài, PGS. TS. Đinh Thị Thúy Hằng, Trưởng khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) yêu cầu rất khắt khe về bản quyền báo chí. Nhà báo phải có ý thức được cái gì là sản phẩm do mình làm ra và việc sử dụng lại ý tưởng, thông tin ở đâu cũng đều phải trích dẫn.

Nhưng trên thực tế, bà Hằng nhận thấy tình trạng “đạo báo” trong báo chí Việt Nam xảy ra nhiều hơn trước.

“Các nhà báo cảm thấy đó là việc bình thường, coi cóp [sao chép] ở đâu đó vài ý là bình thường [nhưng] tôi nghĩ đấy là chuyện không bình thường”, bà Hằng nói. “Đúng là công nghệ thông tin điện tử giúp cho các nhà báo có khả năng nghiên cứu, thu thập thông tin nhanh hơn nhưng không có nghĩa lấy bài của người khác cho vào bài của mình là xong”.

Hành động “đạo báo”, theo bà Hằng là nhà báo không có đạo đức và đánh lừa bạn đọc. Bà hy vọng sắp tới các cơ quan báo chí xiết chặt kỷ luật và mỗi phóng viên cần xem lại vì đây là vấn đề danh dự.

“Tôi không nghĩ sắp tới tình trạng này sẽ xảy ra nhiều hơn mà báo chí sẽ đạt trình độ chuyên nghiệp hơn và bớt đi tình trạng cóp nhặt của nhau”, bà Hằng nói.

Lê Hạnh

hanh@ictnews.vn

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2010

Kỳ III: Đạo lý nghề và trào lưu nhà báo salon

Gửi Đàm Minh Thụy và Vũ Mạnh Cường, trước khi chúng ta nói chuyện tiếp, hai anh hãy đọc đoạn trích dưới đây, còn một trường hợp nữa là một phóng viên tên tuổi và uy tín vô cùng lớn cuả báo chí thế giới (Mỹ) ngồi nhà nhưng lại viết bài tường thuật chiến sự cũng từ cách nhào nặn và bịa đặt tin tức, tôi để cho các anh tự tìm hiểu.

Đàm Minh Thụy, dù anh không còn là nhà báo, anh cũng nên giữ chút thể diện cho cái danh mà anh đã từng mang nó. Anh làm kinh doanh, mà lại làm quảng cáo, cho nên việc câu khách cho Blog của mình là chuyện đương nhiên. Nhưng nên có lòng tự trọng khi viết bài, bởi khi đã mang chữ nhục thì khó gột rửa lắm.

Tại sao anh không dám giữ lại nội dung trong ShoutBox mà tôi gửi cho anh, anh xấu hổ đúng không? Nếu vậy còn tốt

Trên đời này đạo văn, đạo bằng cấp, đạo chất xám nhiều rồi, anh đừng nên đạo báo, đừng nên ăn cắp thêm nữa - Nhục lắm. Nếu có lấy chỗ này một tí, lấy chỗ kia một ít thì cũng nên để lại trích dẫn hay cái gì đó tương tự (Thật xấu hổ cho hai anh khi tôi phải nhắc các anh về việc trích dẫn)

Khi các Blogger đọc bài Bạo hành thuở đang yêu và xem bộ phim Chuyện nhà mộc - phần 2 rồi thì mọi người sẽ nhận ra ngay sự thật Ăn Cắp Chất Xám của anh.

Là đàn anh của các anh tôi chỉ có vài lời như thế thôi.

"Nhưng cũng xin nói ngay là khái niệm vì công chúng không đồng nghĩa với thị trường, sát cánh cùng ước muốn của bạn đọc không đồng nghĩa với chạy theo thị hiếu bằng những tin giật gân, câu khách.

Cũng vậy, một bản tin trình bày nhiều quan điểm khác nhau chắc chắn sẽ sinh động, đáng tin và vì thế “bán chạy” hơn một tin tóm lược vài ba ý từ một phía nào đó.

Áp dụng triệt để giá trị nghề nghiệp, suy cho cùng, là một trụ cột cho sự tồn vong và phát triển. Những tờ báo lớn và uy tín nhất VN hiện nay nằm ở chữ tín trong lòng bạn đọc, ở sự mạnh bạo chuyên nghiệp hóa dần để xả thân thực hiện trách nhiệm trong việc thông tin và làm diễn đàn cho công chúng cũng như trong cuộc chiến chống tham nhũng và tiêu cực…

Dĩ nhiên, chuyên nghiệp hóa không phải là chuyên ngày một ngày hai mà kéo dài hàng thập kỷ, đòi hỏi những nỗ lực đồng loạt và sự đồng thuận trong một nghị trình cấp quốc gia giữa giới quản lý, giới trong nghề và giới giáo dục báo chí.

Nhưng vấn đề cần được quan tâm gấp trước khi quá muộn. Công nghệ thông tin hiện đại đang tạo ra một trào lưu nhà báo công dân đang lan rộng khắp thế giới.

Điển hình là vụ giới blogger Mỹ phát hiện nhà báo kỳ cựu Dan Rather sử dụng một tài liệu giả mạo mà không kiểm tra trong một phim tài liệu về TT Bush trên đài CBS (buộc ông này phải từ chức và nghỉ hưu trong cay đắng), hay vụ một fan âm nhạc Việt lên mạng điều tra ra Bảo Chấn copy nhạc Nhật.

Khi những người dân bình thường xưa nay chỉ biết nhận tin, nay được trang bị đầy đủ những phương tiện sản xuất, trở thành một nguồn thông tin khổng lồ mới thì báo chí chính thống lại càng phải tự nổi bật lên bằng những giá trị chuyên nghiệp ít thấy trong báo chí công dân.

Đó là ở năng lực vượt trội trong việc khai thác, điều tra và thể hiện thông tin chính xác và kịp thời với hiệu quả truyền thông tối ưu, ở sự công mình, vô tư, trung thực, khách quan… trong từng dòng tin bài.

Chuyên nghiệp hóa cũng đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết bởi trong cuộc chơi toàn cầu mà thông tin là sự sống còn, dân ta cần thông tin chuyên nghiệp để ra quyết định. Cũng đã đến lúc báo chí ta sẽ “mang tin đi rắc xứ người”.

Và để những thông điệp VN đó hiệu quả, điều đầu tiên là chấp nhận những chuẩn mực quốc tế. Nhìn sang Singapore và sự chuyển mình gần đây trong nền báo chí Trung Quốc, chúng ta sẽ học được nhiều trong vấn đề này.

Cho nên, vì cái nghề mình đang hết lòng và tự hào phụng sự, tôi phải viết bài này, dù biết mình rất có khả năng phải “chịu trận”."

Nguyễn Đức An

đàm minh thụy đạo báo

Bài viết của đàm minh thụy trên yahoo blog - http://vn.myblog.yahoo.com/rafaelmendiola2008/article?mid=50 - Đăng ngày: 17:43 16-01-2009

Trong khi đó bài báo trên báo Người Lao Động - Bạo hành thuở đang yêu - http://www.nld.com.vn/210597P0C1030/bao-hanh-thuo-dang-yeu.htm - Đăng ngày Chủ nhật, 23/12/2007 09:30GMT+7

Vậy bài viết Bạo hành thuở đang yêu> ra trước bài của Đàm Minh Thụy rất lâu.

Như vậy đàm minh thụy đã lấy nội dung của bài viết Bạo hành thuở đang yêu và tập hợp với nhiều bài viết của các báo khác về các vấn đề gia đình - xã hội, để nhào nặn rồi viết ra bài TÌNH YÊU KIỂU QUẢ ĐẤM, ban đầu đăng trên yahoo blog, bây giờ lấy về đăng trên blogspot.
Cái này gọi là Đạo báo, là Ăn Cắp.
vũ mạnh cường và đàm minh thụy đã tự mình thú nhận khi đưa link bài viết lên
đây là những bài viết lá cải, nhằm lôi kéo blogger mà thôi.

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2010

Bạo hành thuở đang yêu

http://www.nld.com.vn/210597P0C1030/bao-hanh-thuo-dang-yeu.htm
Cả khu trọ chủ yếu cho công nhân thuê nằm trong con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo trên đường Nguyễn Văn Quỳ, Q.7-TPHCM tỉnh giấc trưa bởi tiếng đấm đá và kêu khóc ngày càng dữ dội từ căn phòng phía ngoài cùng của dãy nhà trọ. N. một tay cầm chiếc lược răng thưa, một tay nắm tóc T. kéo sền sệt ra trước cửa phòng. Cô gái càng la hét, chàng trai lực lưỡng càng đạp, tát: “Mày có im mồm đi không!”. Tiếng khóc của T. nhỏ dần rồi biến thành tiếng nấc

Chưa cưới đã chịu “ăn đòn”

Nhưng cuộc tra tấn của N. đối với người yêu chưa dừng lại ở đó. Vào phòng, N. bắt T. nằm lên giường. Xen kẽ với những câu hỏi là những cái bạt tai. Không chịu được, T. tru tréo: “Nói chuyện thì nói, sao mày lại đánh tao!”. Cô nhận được câu trả lời là: “A, mày cãi tao à. Bốp!”.

Những công nhân thuê trọ gần đấy cho biết, N. và T. quê ở Thanh Hóa và đều là công nhân Khu Chế xuất Tân Thuận. Họ thuê nhà sống cùng nhau đã gần 1 năm nay. Mỗi lần xảy ra xích mích, N. đánh T. rất dã man. Cả dãy nhà trọ có gần 10 phòng cho thuê không có chủ ở cùng, nên nhiều khi biết đôi vợ chồng.... chưa cưới đánh nhau nhưng không ai dám can thiệp. Đáng thương cho T., sau mỗi trận đòn, mặt mày lại sưng húp, tím bầm.

Cách đó không xa, một cặp sinh viên khác là H. và V. cũng thuê nhà ở cùng nhau. H. thường xuyên đánh người yêu khi có chuyện không vừa lòng. Tình cờ gặp V. khi đến thăm một người bạn cũng khu trọ này, V. đang ngồi soi gương trước cửa, môi tụ máu: “Tính em bướng, ảnh lại khùng, ảnh nói một câu, em nói một câu, thế là ảnh đánh”. Nguyên nhân của những trận đòn mà V. phải chịu đựng: đi chơi không nói với H., về muộn so với giờ hẹn, cãi lại... Có khi thấy H. chở cô khác ngoài đường, V. cằn nhằn, H. sửng cồ, thế là vêu mặt. Tỉ lệ đánh người yêu hoặc gây sự một cách thô lỗ của H. gần như một lần/tuần. Những người thuê phòng gần đó rất bất bình, không chỉ vì hành động đánh người yêu của H. mà còn vì thái độ cam chịu của V. khi hai người “chưa là gì” của nhau.

Chấp nhận để giữ người yêu?

Nạn bạo hành thường xảy ra trong trường hợp các cô gái sống phụ thuộc người yêu về mặt tài chính, nhưng cũng có trường hợp vì quá yêu mà họ chấp nhận một cách mù quáng những hành động của người yêu cốt giữ được tình yêu trong hoàn cảnh thiếu thốn cả vật chất lẫn tình cảm do sống xa nhà. Một số trường hợp khác, khi sống chung, người đàn ông phát hiện quá khứ của người mình yêu có “vấn đề” và coi đó là cái cớ để hành hung người yêu bất cứ lúc nào. Dù sớm biết mình đã yêu phải một kẻ vũ phu, nhưng các cô gái vẫn “ngậm đắng, nuốt cay” cầu mong một ngày “nó” thay tính, đổi nết.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, một phần do trọ cùng nhiều đôi du thủ, du thực nên những cặp tình nhân ngoại tỉnh cũng dễ bị nhiễm tính tình của loài chim diều, chim ưng. Cả khu trọ tồi tàn nằm sâu trên đường Nguyễn Văn Linh, quận 7- TPHCM không ai biết D. chính thức làm nghề gì. D. hay đi sớm về muộn và giao du với đám thanh niên có vẻ rất ăn chơi. Phòng D. thường là nơi tụ tập bài bạc, rượu chè của đám thanh niên này và đã không ít lần xảy ra cãi vã, đánh đấm lẫn nhau. D. nhiều lần chịu những cái tát nảy đom đóm và những trận đòn thừa sống thiếu chết của một trong số những tên ăn chơi đó, có lẽ là bồ của D, chỉ vì hắn thua bạc hoặc lên cơn say. Mặc dù cũng là dạng không dễ bắt nạt, nhưng những phản ứng của D. tỏ ra quá yếu ớt đối với kẻ vũ phu kia.

Dường như những cặp nam nữ sống chung thường đánh nhau đã có ý chọn thuê những phòng trọ tách biệt với chủ. Họ tha hồ cãi vã, chửi mắng, đấm đá rồi làm lành. Mới đầu thấy đánh nhau, những người trong khu trọ còn lao vào can, nhưng sau thấy tình trạng này xảy ra như cơm bữa, có can cũng chẳng được, thôi thì mặc họ, muốn làm gì thì làm.

Việc dùng bạo lực để đối xử với người yêu của các đấng mày râu là một hành vi vô văn hóa, vô đạo đức, cần được lên án. Nhưng đó chỉ là một mắt xích tan vỡ cuối cùng của một cuộc sống “tự do” mà người trong cuộc chưa kiểm soát được. Đó cũng là hậu quả của sự buông lỏng quản lý của một số khu nhà cho thuê. Có lẽ những bậc cha mẹ không ai hình dung được cảnh sống của con cái họ nơi thành phố, trong cái thuở “ngọt ngào vòng tay âu yếm” lại là những trận đòn nhừ tử. Chưa ai thống kê xem số nữ công nhân, sinh viên sống tại các khu trọ chịu cảnh bạo hành là bao nhiêu phần trăm, nhưng có một sự thật là họ không dễ thoát khỏi cảnh sống đó...

Quả Mít.

Thân em như quả mít trên cây
Da nó xù xì múi nó dày
Quân tử có yêu xin đóng cọc
Đừng mân mó nữa nhựa ra tay
=====================



















Khảo dị
:


- Bản khắc 1922
Câu 3: Quân tử có yêu thì đóng
Câu 4: Xin đừng mân mó nhựa ra tay

- Bản Quốc văn tùng ký
Câu 3: Quân tử có thương thì đóng cọc
Câu 4: Xin đừng mân mó nhựa ra tay

- Bản Xuân Hương thi sao
Tựa đề: Vịnh quả mít
Câu 1: Của tôi như quả mít trên cây
Câu 3: Quân tử có yêu thì đóng cọc
Câu 4: Xin đừng mân mó nhựa ra tay

- Bản Quế Sơn thi tập
Tựa đề: Ba la mật
Câu 1: Dái này hẳn ở chạc ba cây
Câu 3: Quân tử có say xin đóng cọc
Câu 4: Chớ đừng mân mó nhựa ra tay

Nguồn: Kiều Thu Hoạch, Thơ nôm Hồ Xuân Hương, Nxb Văn học, 2008